Kim ngồi phịch xuống giường sau khi đi dự đám cưới của một người bạn cùng phòng. Không buồn tháo giày, thay quần áo, Kim buông người ra phía sau rồi thở ra một hơi dài. Tiếng thở dài như tiếng than lẫn ghen tỵ mà Kim có kiềm nén trong suốt buổi tiệc.
"Mà có gì phải ganh tỵ nhỉ?" , Kim thầm nhủ.
***
Một đám cưới đơn sơ, chỉ trên dưới mười bàn, , lại đãi trong nhà hàng. Mà nhà hàng gì cho cam, đó chỉ là nơi cho thuê mặt bằng ròi thuê luôn người đến nấu. Thảo nào mấy người phục vụ chạy tới, chạy lui như gà mắc tóc. Chẳng chuyên nghiệp chút nào hết. Chắc giá bàn tiệc ấy chỉ bằng một phần ba nhà hàng thật sự.
Tính đi tính lại, cô dâu chú rể chỉ đãi bằng ba, bốn bàn tiệc đúng nghĩa. Đám cưới như thế còn thua tiệc sinh nhật của Kim.
Chưa kể bộ váy cưới của cô dâu quá bình thường và lỗi thời, bộ lễ phục của chú rể cũng thế. Lại còn cách trang điểm thô vụng của cô dâu nữa chứ. Thời này mà còn mắt xanh, môi đỏ, má hồng. "Hừ, cứ như một ma-nơ-canh biết đi vậy!", Kim thốt lên.
Rồi cô cười khẽ, tiếng cười chưa kịp bật ra.
Kim nhớ đến ánh mắt của chú rể dành cho cô dâu. Ôi, sao mà dằm thắm, dịu ngọt, si mê đến thế ! Nếu chỉ nhìn ánh mắt đó của chú rể, Kim ngỡ rằng chàng đang chiêm ngưỡng vẻ đẹp của một thiên sứ.
Vậy mà, Kim chặc lưỡi, cô dâu chỉ là một nhân viên quèn, nhan sắc trung bình, chẳng có khả năng đặc biệt gì trong công ty. Cô ta cứ lủi thủi đến rồi lủi thủi về, đùng một cái lại chìa thiệp hồng mời mọi người. Công ty hơi bất ngờ nên ai cũng háo hức đi dự lễ cưới để biết chú rể là người như thế nào. Bữa tiệc đang đến giai đoạn hào hứng, giám đốc quay sang hỏi Kim :"Vậy chừng nào chúng tôi mới được uống rượu hồng của cô đây?".
Một câu hỏi rất thường gặp trong tiệc cưới nhắm vào những người độc thân.
Có lẽ giám đốc không có ý gì đặc biệt, nhưng tự nhiên Kim thấy bực bội. "Người ta có ế đâu mà nói vậy!".
(!)
Rồi Kim nằm thừ người nghĩ ngợi về những "cuộC tình" đã trải qua. Thuở nhỏ, Kim từng chứng kiến cảnh các cô gái không đứng đắn lả lơi với đám đàn ông. Kim khinh bỉ hành vi ấy nên trong giao tiếp với người khác phái, cô luôn giữ thái độ nghiêm nghị.
Đến tuổi dậy thì, trong lúc đám bạn gái xao xuyến với ánh mắt của người khác phái, Kim cứ tỉnh như không.
Vào đại học, vài sinh viên cũng khoá, cùng trường ngấp nghé cô. Cũng có những phút giây xao lòng, nhưng Kim luôn tự nhủ: "Lẽ nào những chàng sinh viên ăn chưa no, lo chưa tới này lại là mối tình đầu của mình?". Cô không muốn điều ấy xảy ra.
Kim muốn mối tình đàu của mình phải thật đẹp và lãng mạn chứ không bình thường như thế. Nhhững chàng sinh viên ngấp nghé Kim đâu thể tạo ra một mối tình đầu lãng mạn cho cô được.
Có lần đi ăn chung, cả bọn con trai trả tiền bún ốc, nhóm con gái phải trả tiền nước mía. Nếu một trong những tên con trai đó trở thành mối tình đầu của Kim, có lẽ tình hình cũng không sáng sủa hơn.
Mà nếu chàng có gánh vác hết đi chăng nữa, có lẽ Kim cũng không thoải mái khi biết mình đang tiêu thâm vào tiền cơm tháng của chàng. Gánh vác chung cũng chẳng sao, nhưng nếu chàng chấp nhận chuyện đó thì ..."Ôi, bạch mã hoàng tử trong lòng mình đâu thể như thế", nhiều lần Kim than khổ.
Rồi đi làm. Mẹ số ruột khi thấy bạn bè của Kim đều đã thành gia lập thất. Mẹ lo lắng. Kim chặc lưỡi: "Mẹ nhìn xem, có đứa nào sung sướng đâu. Đưa bị chồng quản lý gắt gao, đứa giống như ô-sin thứ thiệt, đưa lại có chồng sáng say, chiều xỉn...".
Nói vậy chứ tự nhiên Kim cũng muốn có người để được giận hờn, để được chăm sóc, gắt giọng nhưng lòng tràn hạnh phúc.
Mà những chàng trai xung quanh Kim bây giờ cũng lạ lắm. Hình như họ có vẻ thích Kim, nhưng sao chẳng thấy ai ngỏ lời.
"Chẳng lẽ mình lại ngỏ lời trước?". Khong đời nào! Kim có học vẫn, việc làm ổn định, thu nhập cao, gia đình khá giả, chẳng lẽ lại hạ mình trước những chàng trai đó?
Nhỏ bạn mách nước: "Mày chẳng cần dùng lời nói, chỉ cần qua ánh mắt, thái độ mà đánh tiếng, những chàng trai sẽ gục dưới chân mày". Nghe bạn khuyên, tự nhiên Kim thở dài bởi chưa từng làm cách đó. Kim đã bớt nghiêm nghị hơn, thái độ dịu dàng, ánh mắt đằm thắm hơn...
Các chàng trai dường như cũng nhận ra điều đó, nhưng sao chẳng thấy ai "phát tín hiệu" hồi đáp.
"Hay họ có phát tín hiệu, nhưng mình không tinh ý nên không nhận ra?", Kim tự hỏi. Bây giờ, chẳng lẽ lại thú nhận với nhỏ bạn về sự thất bại của mình?
Kim cứng iọng nạt ngang lời bạn: "Tại mấy tên đó hèn nhát, thích một cô gái đầy đủ diều kiện như tao mà không dám tấn công. Bọn họ đang chờ đợi tao ngỏ lời đấy. Mà những người như vậy, làm sao có thể gánh vác cả một gia đình sau này? Thôi, trông mong gì nữa mày ơi...".
Kim nói như vậy cũng có lý do của mình. Cậu em trai của Kim thích một cô gái, nhưng nàng chẳng thèm quan tâm. Thế là cậu "mặt chai mày đá" tấn công bằng đủ mọi cách. Cuối cùng, cô gái ấy xiêu lòng. Mẹ Kim như ngồi trên tổ kiến khi thấy con trai có ý định lập gia đình trong khi Kim vẫn chưa "động tĩnh" gì.
Cô làm mai, dì làm mối, chú giới thiệu, cậu khoa với Kim về những người bạn già có con trai bằng tuổi...
Kim cũng để cho người ta xem mặt, cùng nhau ăn uống, nhưng trong lòng lại chán ngán: "Chắc mấy tên này có vấn đề gì đây chứ nếu không, sao ngần ấy tuổi đầu mà chưa có bạn gái? Hay chuyện hôn nhân của họ cần phải do cha mẹ sắp đặt ? Nếu đúng vậy, càng thảm cảnh hơn. Đàn ông pquá phụ thuộc vào gia đình, làm sao mình dám yên tâm mà gửi trọn thần này được".
Trong số những người ấy, có một người mà Kim đặc biệt có tình cảm. Nhà nghèo, vừa đi học, vừa đi làm để nuôi mẹ già, chàng vẫn học giỏi. Dù kiếm tiền ở mức lương trung bình, nhưng chàng vẫn lạc quan, yêu đời.
Hẹn hò, đi chơi chung rồi chàng bày tỏ muốn xây dựng một mái ấm gia đình. Người Kim run lên một cảm giác mãnh liệt, hạnh phúc vô ngần. Chỉ chờ chàng nói thêm một câu nữa là Kim gật đầu ngay, nhưng rồi cô sững lại. Có lẽ lý trí của Kim đã lấn át tình cảm vừa mới thăng hoa.
Chàng nghèo. Cũng chẳng sao, vì càng có ý chí vươn lên. Chàng có một mẹ già và chàng yêu mẹ. Hơi gay đây! Điều ấy có nghĩa, cho dù ba mẹ Kim cho tiền mua căn nhà mới, chàng cũng không để mẹ sống một mình.
Chắc không sao, mẹ yêu chàng, có lẽ cũng yêu luôn người con gái chàng yêu.
Mọi việc có vẻ như đã ổn, nhưng lại có vấn đề mới phát sinh. Chàng là người không có gì nổi bật.
Đúng. Ngoài ý chí vươn lên, chàng không có điểm gì đặc biệt. Mà ý chí là cái không thể biểu lộ ra thành hình thù cụ thể. Vậy làm sao tránh được những lời xì xào nếu Kim lấy chàng?
Có lẽ mọi người sẽ nói: "Già kén, kẹn hom" hoặc: "Kén cho lắm rồi...". Đó là chưa kể Kim có cảm giác chàng lấy mình là do muốn lấy...gia đình mình. Thế là...
...
Em trai Kim lấy vợ. Kim thầm ghen tỵ với em dâu. Mang tiếng làm dâu nhưng nó không phải đụng tay vào bất cứ việc gì vì nhà đã có người giúp việc. Chướng mắt hơn khi Kim chứng kiến cảnh thằng em trai chu đáo với vợ và gia đình vợ. Hễ nghe ai nói rằng nó có phước vì được ba mẹ vợ thương mến, Kim muốn xổ toẹt ra ngay câu nói: "Thì họ mang danh nghĩa gả con gái, nhưng lại có được một thằng ở rể mà!"
Thỉnh thoảng, bắt gặp những cặp vợ chồng trẻ chở con đi dạo phố hay nhìn những đứa trẻ bụ bẫm, xinh xắn bi bo nói cười, tự nhiên trong Kim có một thèm khát bản năng. Cô thèm khát đến cháy lòng về một gia đình mà nơi đó cô là vợ, là mẹ...
Có một thắc mắc mà Kim không bao giờ dám nói ra: "Sao có những phụ nữ có thể lấy chồng một cách dễ dàng đến thế?". Chẳng hạn như Liễu, đứa em họ xa của Kim. Lấy chồng làm chủ thầu xây dựng, hơi già nhưng yêu vợ hết mực.
Được chiều chuộng như vậy, nhưng sau một thời gian chung sống, Liễu đòi ra toà ly dị. Thủ tục giải quyết xong, Liễu hưởng trọn nửa ngôi nhà, tài sản chung mà Liễu không mất một giọt mồ hôi nào đổ xuống.
Dòng họ chưa kịp chê trách, Liễu lại tuyên bó kết hôn với một chàng trai trẻ măng. Đám cưới cũng linh đình, dù có nhiều người trong dòng họ không đến dự. Nửa năm sau, hai vợ chồng cãi nhau ồn áo vì nghe đâu chàng trai trẻ ấy là một tên đào mỏ. Để thu hồi lại số tiền mà anh chồng trẻ của mình "đã đào", Liễu theo trào lưu, lấy chồng Đài Loan. Cũng mai mối, cũng rượu hồng, tiền tài, váy cưới... nhưng chàng rể xứ Đài chẳng có cách nào thuyết phục Liễu "quy cố hương" với anh ta.
Rồi cuộc tình không biên giới nhanh chóng kết thúc vì lý do "cách trở địa lý".
Bà con trong dòng họ lại lắc đầu chê trách cách ăn ở đoản hậu. Liễu tỉnh bơ: "Đầu óc của nó có vấn đề như vậy, chắc cũng không nhớ được chuyện gì lâu đâu. Rồi nó sẽ quên ngay thôi mà.."
"Đồ dơ dáy", đó là câu bật ra ngay trong đầu Kim khi nghĩ về Liễu. Có lẽ mọi người trong dòng họ đều nghĩ như Kim. Nhưng có một người đàn ông không nghĩ như thế.
Anh ta ngỏ lời lấy Liễu, dù trong dòng họ có người khuyên can anh bằng cách kể hết quá khứ của Liễu. Nhưng anh chàng vẫn khăng khăng giữ nguyên ý định ban đầu.
Sau ba lần lấy chồng, Liễu lại khoác lên người áo cưới màu trắng trinh nguyên, bướ cạnh chú rể mặt rạng ngời hạnh phúc. Cô mặc kệ những cái lườm nguýt, ngoa ngắt của Kim và mọi người trong dòng họ.
...
Cái anh chàng nhà nghèo từng gợi ý về một mái ấm gia đình với Kim chìa ra tấm thiệp hồng. Kim đi dự đám cưới của anh với tâm trạng như người mộng du.
Sau đám cưới khoảng một tháng, anh đến nhà chào Kim để đi xa. Thì ra, anh chàng được cơ quan cử đi học ở nước ngoài bằng tiền của nhà nước. Đến lúc chàng ra về, mẹ Kim chặc lưỡi tiếc rẻ: "Sau khi nó du học về, tương lai sẽ rộng mở vô cùng. Phải chi hồi đó con với nó...".
Cố nén tiếng thở dài, Kim ngắt ngang lời mẹ: "Mục đích anh ấy cưới vợ là để có người chăm sóc mẹ, để yên tâm đi nước ngoài chứ có phải yêu thương gì vợ mình. Cũng may là con..."
Tự nhiên, Kim bỏ lửng câu nói nửa chừng. Cô nhận ra không phải mình đang nói để trấn an mẹ mà dường như đang cố trấn áp một cơn nghèn nghẹn nãy giờ cứ chặn ngang lồng ngực.
"Mà có gì phải ganh tỵ nhỉ?" , Kim thầm nhủ.
***
Một đám cưới đơn sơ, chỉ trên dưới mười bàn, , lại đãi trong nhà hàng. Mà nhà hàng gì cho cam, đó chỉ là nơi cho thuê mặt bằng ròi thuê luôn người đến nấu. Thảo nào mấy người phục vụ chạy tới, chạy lui như gà mắc tóc. Chẳng chuyên nghiệp chút nào hết. Chắc giá bàn tiệc ấy chỉ bằng một phần ba nhà hàng thật sự.
Tính đi tính lại, cô dâu chú rể chỉ đãi bằng ba, bốn bàn tiệc đúng nghĩa. Đám cưới như thế còn thua tiệc sinh nhật của Kim.
Chưa kể bộ váy cưới của cô dâu quá bình thường và lỗi thời, bộ lễ phục của chú rể cũng thế. Lại còn cách trang điểm thô vụng của cô dâu nữa chứ. Thời này mà còn mắt xanh, môi đỏ, má hồng. "Hừ, cứ như một ma-nơ-canh biết đi vậy!", Kim thốt lên.
Rồi cô cười khẽ, tiếng cười chưa kịp bật ra.
Kim nhớ đến ánh mắt của chú rể dành cho cô dâu. Ôi, sao mà dằm thắm, dịu ngọt, si mê đến thế ! Nếu chỉ nhìn ánh mắt đó của chú rể, Kim ngỡ rằng chàng đang chiêm ngưỡng vẻ đẹp của một thiên sứ.
Vậy mà, Kim chặc lưỡi, cô dâu chỉ là một nhân viên quèn, nhan sắc trung bình, chẳng có khả năng đặc biệt gì trong công ty. Cô ta cứ lủi thủi đến rồi lủi thủi về, đùng một cái lại chìa thiệp hồng mời mọi người. Công ty hơi bất ngờ nên ai cũng háo hức đi dự lễ cưới để biết chú rể là người như thế nào. Bữa tiệc đang đến giai đoạn hào hứng, giám đốc quay sang hỏi Kim :"Vậy chừng nào chúng tôi mới được uống rượu hồng của cô đây?".
Một câu hỏi rất thường gặp trong tiệc cưới nhắm vào những người độc thân.
Có lẽ giám đốc không có ý gì đặc biệt, nhưng tự nhiên Kim thấy bực bội. "Người ta có ế đâu mà nói vậy!".
(!)
Rồi Kim nằm thừ người nghĩ ngợi về những "cuộC tình" đã trải qua. Thuở nhỏ, Kim từng chứng kiến cảnh các cô gái không đứng đắn lả lơi với đám đàn ông. Kim khinh bỉ hành vi ấy nên trong giao tiếp với người khác phái, cô luôn giữ thái độ nghiêm nghị.
Đến tuổi dậy thì, trong lúc đám bạn gái xao xuyến với ánh mắt của người khác phái, Kim cứ tỉnh như không.
Vào đại học, vài sinh viên cũng khoá, cùng trường ngấp nghé cô. Cũng có những phút giây xao lòng, nhưng Kim luôn tự nhủ: "Lẽ nào những chàng sinh viên ăn chưa no, lo chưa tới này lại là mối tình đầu của mình?". Cô không muốn điều ấy xảy ra.
Kim muốn mối tình đàu của mình phải thật đẹp và lãng mạn chứ không bình thường như thế. Nhhững chàng sinh viên ngấp nghé Kim đâu thể tạo ra một mối tình đầu lãng mạn cho cô được.
Có lần đi ăn chung, cả bọn con trai trả tiền bún ốc, nhóm con gái phải trả tiền nước mía. Nếu một trong những tên con trai đó trở thành mối tình đầu của Kim, có lẽ tình hình cũng không sáng sủa hơn.
Mà nếu chàng có gánh vác hết đi chăng nữa, có lẽ Kim cũng không thoải mái khi biết mình đang tiêu thâm vào tiền cơm tháng của chàng. Gánh vác chung cũng chẳng sao, nhưng nếu chàng chấp nhận chuyện đó thì ..."Ôi, bạch mã hoàng tử trong lòng mình đâu thể như thế", nhiều lần Kim than khổ.
Rồi đi làm. Mẹ số ruột khi thấy bạn bè của Kim đều đã thành gia lập thất. Mẹ lo lắng. Kim chặc lưỡi: "Mẹ nhìn xem, có đứa nào sung sướng đâu. Đưa bị chồng quản lý gắt gao, đứa giống như ô-sin thứ thiệt, đưa lại có chồng sáng say, chiều xỉn...".
Nói vậy chứ tự nhiên Kim cũng muốn có người để được giận hờn, để được chăm sóc, gắt giọng nhưng lòng tràn hạnh phúc.
Mà những chàng trai xung quanh Kim bây giờ cũng lạ lắm. Hình như họ có vẻ thích Kim, nhưng sao chẳng thấy ai ngỏ lời.
"Chẳng lẽ mình lại ngỏ lời trước?". Khong đời nào! Kim có học vẫn, việc làm ổn định, thu nhập cao, gia đình khá giả, chẳng lẽ lại hạ mình trước những chàng trai đó?
Nhỏ bạn mách nước: "Mày chẳng cần dùng lời nói, chỉ cần qua ánh mắt, thái độ mà đánh tiếng, những chàng trai sẽ gục dưới chân mày". Nghe bạn khuyên, tự nhiên Kim thở dài bởi chưa từng làm cách đó. Kim đã bớt nghiêm nghị hơn, thái độ dịu dàng, ánh mắt đằm thắm hơn...
Các chàng trai dường như cũng nhận ra điều đó, nhưng sao chẳng thấy ai "phát tín hiệu" hồi đáp.
"Hay họ có phát tín hiệu, nhưng mình không tinh ý nên không nhận ra?", Kim tự hỏi. Bây giờ, chẳng lẽ lại thú nhận với nhỏ bạn về sự thất bại của mình?
Kim cứng iọng nạt ngang lời bạn: "Tại mấy tên đó hèn nhát, thích một cô gái đầy đủ diều kiện như tao mà không dám tấn công. Bọn họ đang chờ đợi tao ngỏ lời đấy. Mà những người như vậy, làm sao có thể gánh vác cả một gia đình sau này? Thôi, trông mong gì nữa mày ơi...".
Kim nói như vậy cũng có lý do của mình. Cậu em trai của Kim thích một cô gái, nhưng nàng chẳng thèm quan tâm. Thế là cậu "mặt chai mày đá" tấn công bằng đủ mọi cách. Cuối cùng, cô gái ấy xiêu lòng. Mẹ Kim như ngồi trên tổ kiến khi thấy con trai có ý định lập gia đình trong khi Kim vẫn chưa "động tĩnh" gì.
Cô làm mai, dì làm mối, chú giới thiệu, cậu khoa với Kim về những người bạn già có con trai bằng tuổi...
Kim cũng để cho người ta xem mặt, cùng nhau ăn uống, nhưng trong lòng lại chán ngán: "Chắc mấy tên này có vấn đề gì đây chứ nếu không, sao ngần ấy tuổi đầu mà chưa có bạn gái? Hay chuyện hôn nhân của họ cần phải do cha mẹ sắp đặt ? Nếu đúng vậy, càng thảm cảnh hơn. Đàn ông pquá phụ thuộc vào gia đình, làm sao mình dám yên tâm mà gửi trọn thần này được".
Trong số những người ấy, có một người mà Kim đặc biệt có tình cảm. Nhà nghèo, vừa đi học, vừa đi làm để nuôi mẹ già, chàng vẫn học giỏi. Dù kiếm tiền ở mức lương trung bình, nhưng chàng vẫn lạc quan, yêu đời.
Hẹn hò, đi chơi chung rồi chàng bày tỏ muốn xây dựng một mái ấm gia đình. Người Kim run lên một cảm giác mãnh liệt, hạnh phúc vô ngần. Chỉ chờ chàng nói thêm một câu nữa là Kim gật đầu ngay, nhưng rồi cô sững lại. Có lẽ lý trí của Kim đã lấn át tình cảm vừa mới thăng hoa.
Chàng nghèo. Cũng chẳng sao, vì càng có ý chí vươn lên. Chàng có một mẹ già và chàng yêu mẹ. Hơi gay đây! Điều ấy có nghĩa, cho dù ba mẹ Kim cho tiền mua căn nhà mới, chàng cũng không để mẹ sống một mình.
Chắc không sao, mẹ yêu chàng, có lẽ cũng yêu luôn người con gái chàng yêu.
Mọi việc có vẻ như đã ổn, nhưng lại có vấn đề mới phát sinh. Chàng là người không có gì nổi bật.
Đúng. Ngoài ý chí vươn lên, chàng không có điểm gì đặc biệt. Mà ý chí là cái không thể biểu lộ ra thành hình thù cụ thể. Vậy làm sao tránh được những lời xì xào nếu Kim lấy chàng?
Có lẽ mọi người sẽ nói: "Già kén, kẹn hom" hoặc: "Kén cho lắm rồi...". Đó là chưa kể Kim có cảm giác chàng lấy mình là do muốn lấy...gia đình mình. Thế là...
...
Em trai Kim lấy vợ. Kim thầm ghen tỵ với em dâu. Mang tiếng làm dâu nhưng nó không phải đụng tay vào bất cứ việc gì vì nhà đã có người giúp việc. Chướng mắt hơn khi Kim chứng kiến cảnh thằng em trai chu đáo với vợ và gia đình vợ. Hễ nghe ai nói rằng nó có phước vì được ba mẹ vợ thương mến, Kim muốn xổ toẹt ra ngay câu nói: "Thì họ mang danh nghĩa gả con gái, nhưng lại có được một thằng ở rể mà!"
Thỉnh thoảng, bắt gặp những cặp vợ chồng trẻ chở con đi dạo phố hay nhìn những đứa trẻ bụ bẫm, xinh xắn bi bo nói cười, tự nhiên trong Kim có một thèm khát bản năng. Cô thèm khát đến cháy lòng về một gia đình mà nơi đó cô là vợ, là mẹ...
Có một thắc mắc mà Kim không bao giờ dám nói ra: "Sao có những phụ nữ có thể lấy chồng một cách dễ dàng đến thế?". Chẳng hạn như Liễu, đứa em họ xa của Kim. Lấy chồng làm chủ thầu xây dựng, hơi già nhưng yêu vợ hết mực.
Được chiều chuộng như vậy, nhưng sau một thời gian chung sống, Liễu đòi ra toà ly dị. Thủ tục giải quyết xong, Liễu hưởng trọn nửa ngôi nhà, tài sản chung mà Liễu không mất một giọt mồ hôi nào đổ xuống.
Dòng họ chưa kịp chê trách, Liễu lại tuyên bó kết hôn với một chàng trai trẻ măng. Đám cưới cũng linh đình, dù có nhiều người trong dòng họ không đến dự. Nửa năm sau, hai vợ chồng cãi nhau ồn áo vì nghe đâu chàng trai trẻ ấy là một tên đào mỏ. Để thu hồi lại số tiền mà anh chồng trẻ của mình "đã đào", Liễu theo trào lưu, lấy chồng Đài Loan. Cũng mai mối, cũng rượu hồng, tiền tài, váy cưới... nhưng chàng rể xứ Đài chẳng có cách nào thuyết phục Liễu "quy cố hương" với anh ta.
Rồi cuộc tình không biên giới nhanh chóng kết thúc vì lý do "cách trở địa lý".
Bà con trong dòng họ lại lắc đầu chê trách cách ăn ở đoản hậu. Liễu tỉnh bơ: "Đầu óc của nó có vấn đề như vậy, chắc cũng không nhớ được chuyện gì lâu đâu. Rồi nó sẽ quên ngay thôi mà.."
"Đồ dơ dáy", đó là câu bật ra ngay trong đầu Kim khi nghĩ về Liễu. Có lẽ mọi người trong dòng họ đều nghĩ như Kim. Nhưng có một người đàn ông không nghĩ như thế.
Anh ta ngỏ lời lấy Liễu, dù trong dòng họ có người khuyên can anh bằng cách kể hết quá khứ của Liễu. Nhưng anh chàng vẫn khăng khăng giữ nguyên ý định ban đầu.
Sau ba lần lấy chồng, Liễu lại khoác lên người áo cưới màu trắng trinh nguyên, bướ cạnh chú rể mặt rạng ngời hạnh phúc. Cô mặc kệ những cái lườm nguýt, ngoa ngắt của Kim và mọi người trong dòng họ.
...
Cái anh chàng nhà nghèo từng gợi ý về một mái ấm gia đình với Kim chìa ra tấm thiệp hồng. Kim đi dự đám cưới của anh với tâm trạng như người mộng du.
Sau đám cưới khoảng một tháng, anh đến nhà chào Kim để đi xa. Thì ra, anh chàng được cơ quan cử đi học ở nước ngoài bằng tiền của nhà nước. Đến lúc chàng ra về, mẹ Kim chặc lưỡi tiếc rẻ: "Sau khi nó du học về, tương lai sẽ rộng mở vô cùng. Phải chi hồi đó con với nó...".
Cố nén tiếng thở dài, Kim ngắt ngang lời mẹ: "Mục đích anh ấy cưới vợ là để có người chăm sóc mẹ, để yên tâm đi nước ngoài chứ có phải yêu thương gì vợ mình. Cũng may là con..."
Tự nhiên, Kim bỏ lửng câu nói nửa chừng. Cô nhận ra không phải mình đang nói để trấn an mẹ mà dường như đang cố trấn áp một cơn nghèn nghẹn nãy giờ cứ chặn ngang lồng ngực.
(sưu tầm)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét