Khi em quay đầu nhìn lại, bên thềm nhà tôi thấy lại hình ảnh tôi tuổi mười sáu bâng khuâng chạy trốn mối tình đầu. Em mặc thun trắng thêu hoa mùa hạ, quần jeans bạc thếch màu. Thấy tôi, em buông túi xách, nghiêng đầu chào. Em làm như thể cái dáng vẻ ngông nghênh của mình có thể che lấp đi nỗi hoang mang trong mắt.
- Em có thể nấu ăn, quét dọn nhà cửa... à, còn có thể ghi nhớ hết các chương trình trên các kênh truyền hình.
- ...
- Em ăn không nhiều lại không phá phách...
...
Ánh nắng trượt lên những chiếc lá xanh lấp lánh. Nắng ở nơi nào mà chẳng giống nhau. Bỗng nhiên, tôi liên tưởng đến mặt biển biếc xanh, mà xa xa là ánh nắng lao xao trên những cơn sóng nhỏ. Mảnh kí ức đọng lại trong tôi.
- Em thực sự không còn chỗ để đi và giờ này thì chẳng thể về. Em đã chờ anh bốn tiếng...
Giọng em cứ nhỏ dần, nhỏ dần. Rồi em cố gắng ngăn không cho nước chảy ra nơi khóe mắt. Tôi đứng tần ngần trước cửa nhà. Không lo âu, chẳng thương hại. Chỉ là kí ức về những tháng ngày cô độc cứ hiện về. Những con đường xa lạ, thênh thang đầy nắng. Và mỗi khi tôi nhớ về nơi ấy, màu nắng ấy cứ ám ảnh. Đêm nghe những con sóng biển xô bờ. Người thì đông, ánh đèn đủ sắc về đêm không hiểu sao vẫn thấy buồn đến lạ. Thành phố biển lại đồng nghĩa với nỗi buồn khi tôi thấy mình nhỏ bé chẳng giữ được ai...
Và em từ nơi ấy, đến đây. Và tôi lại thấy hình ảnh chính tôi, trong em...
- Nếu có ai đó hỏi han thì mối quan hệ giữa chúng ta là gì nhỉ?
- Là anh em họ - em đáp thật nhanh đầy mừng rỡ.
Tôi mở cửa và em ngoan ngoãn theo sau. Ấn tượng của lần thứ hai trái ngược với lần thứ nhất. Lần đầu em là kẻ ban ơn và tôi là kẻ chịu ơn. Lần ấy, em giúp cho tôi người mà em không quen không biết, một chỗ ngủ qua đêm và một vài bữa ăn có phần gọi là tươm tất khi mà nó nhớ ra rằng nếu trừ tiền xe để về thì mình chẳng còn đồng nào.
Em ngồi tháo giày chậm rãi.
- Em định ở đây đến bao giờ nhỉ?
- Không biết! - em đáp thản nhiên.
- Em định đòi lại cả lời lẫn vốn cái lần em giúp tôi?
- Vậy theo anh, phải mất bao lâu để có thể tìm lại chính mình ở điểm khởi đầu? Em bị bỏ rơi. Em đang không có niềm tin, không định hướng. Em không biết mình phải làm gì?
Mắt em xoáy thẳng vào tôi. Đau buốt.
- Vậy thì đã sao? Em có chuyện của em và tôi cũng có cuộc sống riêng của tôi. Tôi không muốn bị quấy rầy - tôi tỏ ra thật lạnh lùng.
Em quay mặt đi. Đôi bàn tay níu chặt gấu áo. Tôi chấm dứt cuộc trò chuyện:
- Em có một tuần. Sau đó giữa chúng ta sẽ không nợ nần.
Ngày đầu tiên...
Sáng, khi tôi thức dậy. Trong phòng khách văng vẳng tiếng tivi. Tôi thấy thấp thoáng dáng em ngồi dưới đất, mắt dán vào màn hình. Khoảng cách giữa em và tivi là một mét. Sau lưng em hai mét nữa là bộ ghế salông mới tinh tôi mới đem về tuần trước.
- Hay thật! - tôi lên tiếng.
- Hay gì? - em không quay đầu lại.
- Biết giữ gìn đồ đạc thế là tốt! Ở nhờ nhà người ta thì ngồi dưới đất tốt hơn ngồi salông! (Ờ, thực ra tôi muốn nói: sao không ngồi salông mà ngồi dưới đất? Nhưng không hiểu: sao tôi lại nói thành ra thế này).
Em chớp chớp mắt nhìn tôi. Mà sao em siêu thế nhỉ? Em hiểu ý tôi à.
- Không phải không muốn ngồi mà đi quên mang kính. Ngồi xa vậy hông thấy màn hình.
- Cứ ngồi dưới đất cho mát!
- Ai ngồi dưới đất, có gối đàng hoàng!
Tôi mon men lại gần em. Em ngồi chễm chệ trên con Keropi nhồi bông xanh lè xanh lét mà tôi đặt trong góc. Em cười hiền.
- Như thế này nó có ích hơn anh ạ!
Và tôi chợt nhớ đến lí do tại sao tôi lại có con ếch nhồi bông này. Tôi nhớ mang máng đó là một ngày đầu thu, tôi đã mua nó để tặng cho một cô gái mà tôi rất thích nhưng rồi khi mang tặng nó, tôi mới biết rằng cô ấy đã có bạn trai. Tôi có thể quẳng con ếch này đi nhưng không cách chi quẳng đi tình cảm của mình. Nên tôi giữ nó lại như giữ gìn một kỉ niệm đẹp nhưng không trọn vẹn...
Thấy tôi cứ đứng ngẩn ra, em hoang mang:
- Ơ, con ếch này với anh quan trọng lắm à ?
Em đứng lên, tay ôm lấy con ếch. Tội nghiệp, cái phần thân con ếch bị em ngồi lên bẹp nhúm. Tội nghiệp hơn là cái khuôn mặt hối lỗi của em.
Cho đôi bàn tay vào túi, mắt tôi hướng ra cửa, tôi lắc đầu...
Nguyên ngày hôm ấy, tôi thấy em ngoài việc dán mắt vào tivi thì chỉ đi ra đi vào. Tôi không hiểu. Tôi hỏi em không sợ mòn dép à? Em cười mà sao mắt xa xôi. Tôi không biết thực ra em đã đánh mất thứ gì.
Ngày thứ hai...
Như thỏa thuận ban đầu em trổ tài nấu nướng. Và có lẽ để cho buổi ăn có không khí của thời kì hiện đại hóa đất nước em chơi toàn đồ hộp. Tôi là một kẻ quê mùa nên nhờ em mà tôi biết rằng hóa ra người ta chưa đóng hộp món rau và... trứng chiên.
Trời đầy nắng. Sắc xanh của bầu trời khiến lòng con người ta thanh thản.
- Dạo phố hén! - tôi đề nghị.
Em cười...
Chúng tôi bước song song nhau.
- Làm thế nào mà nhà em cho đi thế này nhỉ?
- Em dối rằng em đến ở nhờ nhà chị họ!
- Vậy làm thế nào mà chị họ em lại cho em đi thế này nhỉ?
- Em dối rằng em đến chơi với bạn thân!
Ơ hay, thế này rõ ràng là một kế hoạch, à không một “âm mưu” có tính toán từ trước.
- Anh có hỏi luôn là làm thế nào em biết chắc anh sẽ cho em ở nhờ không?
Tôi nhìn thấy em đang rất tự tin. Em biết rõ rằng tôi đã nhượng bộ với em tức là tôi đã thua, không thể nào giành thế chủ động được nữa. Thế đấy, hóa ra một lần xuống nước lại có lợi đến thế.
- Thế thật ra em muốn chạy trốn điều gì? Thất tình à? - tôi nhấn giọng ở những từ cuối, cố tỏ ra giọng mỉa mai.
- Không hẳn, một cái gì đó đã vụn vỡ - em bước tới trước, bỏ tôi đứng lại tần ngần.
Mặt trời đột nhiên trốn biệt ở đằng xa...
...
Ngày thứ ba...
Trời đổ mưa dai dẳng. Em ngồi trong nhà nhịp nhịp chân theo một bài rap. Lúc hứng chí em còn đọc rap luôn một đoạn. Giọng tôi đầy châm chọc:
- Thế này mà cũng biết thất tình hả trời?
Em đứng trước mặt tôi, khoanh hai tay trước ngực.
- Nhìn em xem!
- Ờ, dáng chuẩn! - tôi gật gù.
- Nhìn xem, có chỗ nào em chẳng giống người. Anh rõ là đồ ngớ ngẩn!
Tôi làm vẻ mặt tiu nghỉu cố nén nụ cười thầm nhìn ra ngoài màn mưa trắng xóa. Tiếng chuông điện thoại réo vang khiến em giật mình.
...
- Em không cần liên lạc về nhà à?
- Em có di động... - em hạ giọng - mà sao anh không hỏi có ai đó cần liên lạc với em không?
Tôi với tay tắt loa, hóa ra thiếu đi tiếng nhạc cơn mưa lại khiến không gian trở nên lạnh lẽo đến vậy. Em như một con búp bê hai mặt, một mặt buồn, một mặt vui; một mặt trầm tư, một mặt sôi nổi. Trộn chúng lại cùng sẽ ra đấy là em? Em “xoay” về hướng tôi “bộ mặt vui vẻ”. Không tôi, em nhìn thế nào về cuộc sống ngoài kia?
Tôi cố ngăn mình không bước vào nỗi buồn của em...
Ngày thứ tư...
Trời vẫn còn mưa, sự ẩm ướt trong không khí khiến người ta bực bội vài phần. Và tôi đã không thể ngăn được mình... khi tôi thấy em với môi mắt có quầng thâm.
- Chuyện gì xảy ra thế?
- Chắc tại trời mưa - em cười cay đắng - nên tim con người ta khép chặt lại, một tin nhắn ba trăm năm mươi đồng để chúc mừng sinh nhật em mà người ta cũng chẳng đoái hoài.
Rồi em bật khóc. Em khóc như trút cạn nỗi lòng. Vậy thì mưa, trời muốn trút cạn điều gì.
Em không biết gì nhiều về em. Tôi không hiểu gì nhiều về em. Em đối với tôi như một bức tranh trừu tượng mà tôi là một tay xem tranh tồi không hiểu gì về nghệ thuật. Chỉ thấy nổi bật lên một vài chi tiết. Tôi biết nói gì đây khi mà chúng ta không hề giống nhau. Trên con đường mà em đi chỉ tình cờ lướt ngang tôi. Em chọn về đâu?
Rồi em thôi khóc. Em chùi mắt nhìn tôi.
- Rõ ngớ ngẩn anh nhỉ. Biết không thể mà cứ cố...
Tôi nhún vai. Cố ra vẻ thản nhiên.
- Mà anh tốt thật đấy, anh hông tiếc cái áo thun CK.
Tôi nhìn vào áo nhìn chực nhớ ra... em quả là giỏi “nghệ thuật khóc”.
Dường như... tôi không để ý đến... có một cái gì đó đã nảy sinh trong tôi...
Ngày thứ năm...
Một chút nắng thôi cũng đủ để bên nhau cảm thấy ấm áp.
- Sao chúng ta không đến khu vui chơi nhỉ? - tôi gợi ý.
Em hưởng ứng một cách nhiệt tình.
- Coi như chúng ta... ăn sinh nhật muộn vậy!
- Vậy thì... có bánh kem chứ?
- Tất nhiên!
- Nến và hoa?
- Chuyện nhỏ! - tôi tỏ ra hào phóng. Chính bản thân tôi cũng chẳng hiểu bức tường giữa tôi và em mất đi từ bao giờ.
Em nhảy lên sung sướng. Ôi, em nhảy không khác gì một vận động viên nhảy cao!
Chúng tôi “chui” vào một khu giải trí bình dân. Em chẳng cảm thấy phật lòng mà hưởng thụ một cách vui vẻ. Quay ba vòng trên chiếc đu quay dường như tim tôi cũng xoay theo... Tôi không biết, em không biết. Chỉ cần em chợt quên đi. Rồi người ta cũng sẽ xa dần những điều không muốn nhớ.
Em nổi hứng đòi trượt patin, tôi miễn cưỡng cũng ráng mang vào đôi giày có bốn cái bánh xe con con dưới đế. Lúc em ngồi trên ghế thay giày, vô tình điện thoại của em rơi trên ghế. Em tung tăng chạy đi mất, tôi ngồi lại nén tiếng thở dài vào hư không. Hình nền trên điện thoại của em là hình một ai đó mà dường như người giữ nó không muốn rời đi...
Đơn thuần chỉ là khó bỏ những thói quen thôi, phải thế không em? Có những điều không cam tâm vẫn phải đành chấp nhận. Rẽ ngang một con đường, lạc nhau rồi không biết còn nhớ nhau?...
Ngày thứ sáu...
- Anh này, mai em đi nhé! - em cười cười nhìn tôi rồi quay sang những nhánh lan trên vách. Màu vàng trên áo em khiến tôi liên tưởng đến màu nắng và một cái gì đó xa xôi hơn. Một tuần, đó là một thời gian quá ngắn để có thể rũ bỏ một nỗi buồn và quá dài để cho một cái gì đó không trọn vẹn tồn tại trong chúng ta.
- Ừ!
- Thế thôi đấy à? - em ôm chặt con Keropi.
- Nếu thích thì mang con ếch đó theo.
- Còn gì nữa không? - mắt em nhìn tôi đầy hi vọng.
- Cần tiền xe không?
Em cười như say.
Đêm cuối. Tôi bên em. Chúng tôi gần nhau hơn.
- Giờ em cảm thấy khá hơn trước nhiều rồi. Có lẽ vì không phải đối mặt với quá nhiều thứ không muốn. Ở một không gian khác như thế này, em có thể quên đi con đường đã qua ấy...
- Thế định về đâu?
- Không biết... đành phải nỗ lực tiếp tục thôi!
Ngày chia tay...
Em trong chiếc áo sơ - mi trắng, jeans thêu, hồn nhiên như một cánh bướm. Bến xe nhộn nhịp người. Em bước lên xe, chân ngần ngại.
- Đi thôi!
- Anh sẽ không quên em đâu, đúng không? - mắt em đầy hi vọng.
Em choàng tay ôm lấy tôi. Cái ôm thật ấm áp.
Trời đổ mưa lất phất... Xe lăn bánh, xa dần...
Còn lại một mình tôi cùng căn nhà trống vắng. Chiếc cổng sắt to, cái ổ khóa rỉ sét, góc tường vôi trắng... tất cả đều có hình bóng em. Nỗi khắc khoải lùa vào tâm trí tôi. Khi tôi mở tủ lạnh, thấy cái bánh kem ăn dang dở trong đấy. Ngẫu nhiên mà tôi khóc?
Tôi nhặt được một mảnh giấy trong chiếc bánh kem:
”...Không phải tình yêu nào cũng được trân trọng, niềm tin nào cũng được đền đáp và người lớn nào cũng trung thực với trẻ con. Khi người ta ngã một lần người ta sẽ ngồi lại và không muốn đi tiếp. Nhưng em không muốn tất cả dừng lại như thế. Em phải tìm cho mình
- Em có thể nấu ăn, quét dọn nhà cửa... à, còn có thể ghi nhớ hết các chương trình trên các kênh truyền hình.
- ...
- Em ăn không nhiều lại không phá phách...
...
Ánh nắng trượt lên những chiếc lá xanh lấp lánh. Nắng ở nơi nào mà chẳng giống nhau. Bỗng nhiên, tôi liên tưởng đến mặt biển biếc xanh, mà xa xa là ánh nắng lao xao trên những cơn sóng nhỏ. Mảnh kí ức đọng lại trong tôi.
- Em thực sự không còn chỗ để đi và giờ này thì chẳng thể về. Em đã chờ anh bốn tiếng...
Giọng em cứ nhỏ dần, nhỏ dần. Rồi em cố gắng ngăn không cho nước chảy ra nơi khóe mắt. Tôi đứng tần ngần trước cửa nhà. Không lo âu, chẳng thương hại. Chỉ là kí ức về những tháng ngày cô độc cứ hiện về. Những con đường xa lạ, thênh thang đầy nắng. Và mỗi khi tôi nhớ về nơi ấy, màu nắng ấy cứ ám ảnh. Đêm nghe những con sóng biển xô bờ. Người thì đông, ánh đèn đủ sắc về đêm không hiểu sao vẫn thấy buồn đến lạ. Thành phố biển lại đồng nghĩa với nỗi buồn khi tôi thấy mình nhỏ bé chẳng giữ được ai...
Và em từ nơi ấy, đến đây. Và tôi lại thấy hình ảnh chính tôi, trong em...
- Nếu có ai đó hỏi han thì mối quan hệ giữa chúng ta là gì nhỉ?
- Là anh em họ - em đáp thật nhanh đầy mừng rỡ.
Tôi mở cửa và em ngoan ngoãn theo sau. Ấn tượng của lần thứ hai trái ngược với lần thứ nhất. Lần đầu em là kẻ ban ơn và tôi là kẻ chịu ơn. Lần ấy, em giúp cho tôi người mà em không quen không biết, một chỗ ngủ qua đêm và một vài bữa ăn có phần gọi là tươm tất khi mà nó nhớ ra rằng nếu trừ tiền xe để về thì mình chẳng còn đồng nào.
Em ngồi tháo giày chậm rãi.
- Em định ở đây đến bao giờ nhỉ?
- Không biết! - em đáp thản nhiên.
- Em định đòi lại cả lời lẫn vốn cái lần em giúp tôi?
- Vậy theo anh, phải mất bao lâu để có thể tìm lại chính mình ở điểm khởi đầu? Em bị bỏ rơi. Em đang không có niềm tin, không định hướng. Em không biết mình phải làm gì?
Mắt em xoáy thẳng vào tôi. Đau buốt.
- Vậy thì đã sao? Em có chuyện của em và tôi cũng có cuộc sống riêng của tôi. Tôi không muốn bị quấy rầy - tôi tỏ ra thật lạnh lùng.
Em quay mặt đi. Đôi bàn tay níu chặt gấu áo. Tôi chấm dứt cuộc trò chuyện:
- Em có một tuần. Sau đó giữa chúng ta sẽ không nợ nần.
Ngày đầu tiên...
Sáng, khi tôi thức dậy. Trong phòng khách văng vẳng tiếng tivi. Tôi thấy thấp thoáng dáng em ngồi dưới đất, mắt dán vào màn hình. Khoảng cách giữa em và tivi là một mét. Sau lưng em hai mét nữa là bộ ghế salông mới tinh tôi mới đem về tuần trước.
- Hay thật! - tôi lên tiếng.
- Hay gì? - em không quay đầu lại.
- Biết giữ gìn đồ đạc thế là tốt! Ở nhờ nhà người ta thì ngồi dưới đất tốt hơn ngồi salông! (Ờ, thực ra tôi muốn nói: sao không ngồi salông mà ngồi dưới đất? Nhưng không hiểu: sao tôi lại nói thành ra thế này).
Em chớp chớp mắt nhìn tôi. Mà sao em siêu thế nhỉ? Em hiểu ý tôi à.
- Không phải không muốn ngồi mà đi quên mang kính. Ngồi xa vậy hông thấy màn hình.
- Cứ ngồi dưới đất cho mát!
- Ai ngồi dưới đất, có gối đàng hoàng!
Tôi mon men lại gần em. Em ngồi chễm chệ trên con Keropi nhồi bông xanh lè xanh lét mà tôi đặt trong góc. Em cười hiền.
- Như thế này nó có ích hơn anh ạ!
Và tôi chợt nhớ đến lí do tại sao tôi lại có con ếch nhồi bông này. Tôi nhớ mang máng đó là một ngày đầu thu, tôi đã mua nó để tặng cho một cô gái mà tôi rất thích nhưng rồi khi mang tặng nó, tôi mới biết rằng cô ấy đã có bạn trai. Tôi có thể quẳng con ếch này đi nhưng không cách chi quẳng đi tình cảm của mình. Nên tôi giữ nó lại như giữ gìn một kỉ niệm đẹp nhưng không trọn vẹn...
Thấy tôi cứ đứng ngẩn ra, em hoang mang:
- Ơ, con ếch này với anh quan trọng lắm à ?
Em đứng lên, tay ôm lấy con ếch. Tội nghiệp, cái phần thân con ếch bị em ngồi lên bẹp nhúm. Tội nghiệp hơn là cái khuôn mặt hối lỗi của em.
Cho đôi bàn tay vào túi, mắt tôi hướng ra cửa, tôi lắc đầu...
Nguyên ngày hôm ấy, tôi thấy em ngoài việc dán mắt vào tivi thì chỉ đi ra đi vào. Tôi không hiểu. Tôi hỏi em không sợ mòn dép à? Em cười mà sao mắt xa xôi. Tôi không biết thực ra em đã đánh mất thứ gì.
Ngày thứ hai...
Như thỏa thuận ban đầu em trổ tài nấu nướng. Và có lẽ để cho buổi ăn có không khí của thời kì hiện đại hóa đất nước em chơi toàn đồ hộp. Tôi là một kẻ quê mùa nên nhờ em mà tôi biết rằng hóa ra người ta chưa đóng hộp món rau và... trứng chiên.
Trời đầy nắng. Sắc xanh của bầu trời khiến lòng con người ta thanh thản.
- Dạo phố hén! - tôi đề nghị.
Em cười...
Chúng tôi bước song song nhau.
- Làm thế nào mà nhà em cho đi thế này nhỉ?
- Em dối rằng em đến ở nhờ nhà chị họ!
- Vậy làm thế nào mà chị họ em lại cho em đi thế này nhỉ?
- Em dối rằng em đến chơi với bạn thân!
Ơ hay, thế này rõ ràng là một kế hoạch, à không một “âm mưu” có tính toán từ trước.
- Anh có hỏi luôn là làm thế nào em biết chắc anh sẽ cho em ở nhờ không?
Tôi nhìn thấy em đang rất tự tin. Em biết rõ rằng tôi đã nhượng bộ với em tức là tôi đã thua, không thể nào giành thế chủ động được nữa. Thế đấy, hóa ra một lần xuống nước lại có lợi đến thế.
- Thế thật ra em muốn chạy trốn điều gì? Thất tình à? - tôi nhấn giọng ở những từ cuối, cố tỏ ra giọng mỉa mai.
- Không hẳn, một cái gì đó đã vụn vỡ - em bước tới trước, bỏ tôi đứng lại tần ngần.
Mặt trời đột nhiên trốn biệt ở đằng xa...
...
Ngày thứ ba...
Trời đổ mưa dai dẳng. Em ngồi trong nhà nhịp nhịp chân theo một bài rap. Lúc hứng chí em còn đọc rap luôn một đoạn. Giọng tôi đầy châm chọc:
- Thế này mà cũng biết thất tình hả trời?
Em đứng trước mặt tôi, khoanh hai tay trước ngực.
- Nhìn em xem!
- Ờ, dáng chuẩn! - tôi gật gù.
- Nhìn xem, có chỗ nào em chẳng giống người. Anh rõ là đồ ngớ ngẩn!
Tôi làm vẻ mặt tiu nghỉu cố nén nụ cười thầm nhìn ra ngoài màn mưa trắng xóa. Tiếng chuông điện thoại réo vang khiến em giật mình.
...
- Em không cần liên lạc về nhà à?
- Em có di động... - em hạ giọng - mà sao anh không hỏi có ai đó cần liên lạc với em không?
Tôi với tay tắt loa, hóa ra thiếu đi tiếng nhạc cơn mưa lại khiến không gian trở nên lạnh lẽo đến vậy. Em như một con búp bê hai mặt, một mặt buồn, một mặt vui; một mặt trầm tư, một mặt sôi nổi. Trộn chúng lại cùng sẽ ra đấy là em? Em “xoay” về hướng tôi “bộ mặt vui vẻ”. Không tôi, em nhìn thế nào về cuộc sống ngoài kia?
Tôi cố ngăn mình không bước vào nỗi buồn của em...
Ngày thứ tư...
Trời vẫn còn mưa, sự ẩm ướt trong không khí khiến người ta bực bội vài phần. Và tôi đã không thể ngăn được mình... khi tôi thấy em với môi mắt có quầng thâm.
- Chuyện gì xảy ra thế?
- Chắc tại trời mưa - em cười cay đắng - nên tim con người ta khép chặt lại, một tin nhắn ba trăm năm mươi đồng để chúc mừng sinh nhật em mà người ta cũng chẳng đoái hoài.
Rồi em bật khóc. Em khóc như trút cạn nỗi lòng. Vậy thì mưa, trời muốn trút cạn điều gì.
Em không biết gì nhiều về em. Tôi không hiểu gì nhiều về em. Em đối với tôi như một bức tranh trừu tượng mà tôi là một tay xem tranh tồi không hiểu gì về nghệ thuật. Chỉ thấy nổi bật lên một vài chi tiết. Tôi biết nói gì đây khi mà chúng ta không hề giống nhau. Trên con đường mà em đi chỉ tình cờ lướt ngang tôi. Em chọn về đâu?
Rồi em thôi khóc. Em chùi mắt nhìn tôi.
- Rõ ngớ ngẩn anh nhỉ. Biết không thể mà cứ cố...
Tôi nhún vai. Cố ra vẻ thản nhiên.
- Mà anh tốt thật đấy, anh hông tiếc cái áo thun CK.
Tôi nhìn vào áo nhìn chực nhớ ra... em quả là giỏi “nghệ thuật khóc”.
Dường như... tôi không để ý đến... có một cái gì đó đã nảy sinh trong tôi...
Ngày thứ năm...
Một chút nắng thôi cũng đủ để bên nhau cảm thấy ấm áp.
- Sao chúng ta không đến khu vui chơi nhỉ? - tôi gợi ý.
Em hưởng ứng một cách nhiệt tình.
- Coi như chúng ta... ăn sinh nhật muộn vậy!
- Vậy thì... có bánh kem chứ?
- Tất nhiên!
- Nến và hoa?
- Chuyện nhỏ! - tôi tỏ ra hào phóng. Chính bản thân tôi cũng chẳng hiểu bức tường giữa tôi và em mất đi từ bao giờ.
Em nhảy lên sung sướng. Ôi, em nhảy không khác gì một vận động viên nhảy cao!
Chúng tôi “chui” vào một khu giải trí bình dân. Em chẳng cảm thấy phật lòng mà hưởng thụ một cách vui vẻ. Quay ba vòng trên chiếc đu quay dường như tim tôi cũng xoay theo... Tôi không biết, em không biết. Chỉ cần em chợt quên đi. Rồi người ta cũng sẽ xa dần những điều không muốn nhớ.
Em nổi hứng đòi trượt patin, tôi miễn cưỡng cũng ráng mang vào đôi giày có bốn cái bánh xe con con dưới đế. Lúc em ngồi trên ghế thay giày, vô tình điện thoại của em rơi trên ghế. Em tung tăng chạy đi mất, tôi ngồi lại nén tiếng thở dài vào hư không. Hình nền trên điện thoại của em là hình một ai đó mà dường như người giữ nó không muốn rời đi...
Đơn thuần chỉ là khó bỏ những thói quen thôi, phải thế không em? Có những điều không cam tâm vẫn phải đành chấp nhận. Rẽ ngang một con đường, lạc nhau rồi không biết còn nhớ nhau?...
Ngày thứ sáu...
- Anh này, mai em đi nhé! - em cười cười nhìn tôi rồi quay sang những nhánh lan trên vách. Màu vàng trên áo em khiến tôi liên tưởng đến màu nắng và một cái gì đó xa xôi hơn. Một tuần, đó là một thời gian quá ngắn để có thể rũ bỏ một nỗi buồn và quá dài để cho một cái gì đó không trọn vẹn tồn tại trong chúng ta.
- Ừ!
- Thế thôi đấy à? - em ôm chặt con Keropi.
- Nếu thích thì mang con ếch đó theo.
- Còn gì nữa không? - mắt em nhìn tôi đầy hi vọng.
- Cần tiền xe không?
Em cười như say.
Đêm cuối. Tôi bên em. Chúng tôi gần nhau hơn.
- Giờ em cảm thấy khá hơn trước nhiều rồi. Có lẽ vì không phải đối mặt với quá nhiều thứ không muốn. Ở một không gian khác như thế này, em có thể quên đi con đường đã qua ấy...
- Thế định về đâu?
- Không biết... đành phải nỗ lực tiếp tục thôi!
Ngày chia tay...
Em trong chiếc áo sơ - mi trắng, jeans thêu, hồn nhiên như một cánh bướm. Bến xe nhộn nhịp người. Em bước lên xe, chân ngần ngại.
- Đi thôi!
- Anh sẽ không quên em đâu, đúng không? - mắt em đầy hi vọng.
Em choàng tay ôm lấy tôi. Cái ôm thật ấm áp.
Trời đổ mưa lất phất... Xe lăn bánh, xa dần...
Còn lại một mình tôi cùng căn nhà trống vắng. Chiếc cổng sắt to, cái ổ khóa rỉ sét, góc tường vôi trắng... tất cả đều có hình bóng em. Nỗi khắc khoải lùa vào tâm trí tôi. Khi tôi mở tủ lạnh, thấy cái bánh kem ăn dang dở trong đấy. Ngẫu nhiên mà tôi khóc?
Tôi nhặt được một mảnh giấy trong chiếc bánh kem:
”...Không phải tình yêu nào cũng được trân trọng, niềm tin nào cũng được đền đáp và người lớn nào cũng trung thực với trẻ con. Khi người ta ngã một lần người ta sẽ ngồi lại và không muốn đi tiếp. Nhưng em không muốn tất cả dừng lại như thế. Em phải tìm cho mình
(sưu tầm)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét